Hẳn không ai trong chúng ta xa lạ với Cotton – một loại chất liệu nổi tiếng bởi đem lại sự thoáng mát, dễ chịu cho người mặc.
Nhưng bạn đã biết những gì về chất liệu này?
Bạn đã bao giờ tìm hiểu về nguồn gốc, phân loại và các đặc điểm của chúng?
Nếu câu trả lời của bạn là CHƯA thì hãy lưu ý nhiều hơn đến bài viết này nhé.
Dưới đây, VaiTA sẽ cung cấp đến bạn tất cả những thông tin liên quan đến chất liệu Cotton, bao gồm khái niệm, nguồn gốc, ưu và nhược điểm, phân loại cùng cách nhận biết loại vải này.
Khái niệm
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, vải Cotton là một loại vải được dệt từ những nguyên liệu thiên nhiên, trong đó bông chiếm phần lớn. Vì nguyên nhân này nên Cotton đem lại cảm giác khá thoáng mát cho người mặc.
Nguồn gốc. Ưu điểm và Nhược điểm
Muốn tìm hiểu nguồn gốc của loại vải này, chúng ta cần tìm hiểu đôi chút về lịch sử của sợi bông.
Từ thời xưa, sau khi trồng trọt xuất hiện, con người rất nhanh biết đến cách trông bông. Những quả bông sau khi thu hái được kéo thành sợi để dệt vải, may quần áo.
Sau này, khi công nghiệp dệt may phát triển đến một trình độ nhất định, người ta bắt đầu xử lý sợi bông bằng các loại hóa chất để giảm độ mục, mốc và tăng độ bền của vải khi được dệt ra. Và đó là cột mốc cho sự ra đời của vải cotton.
Giống như mọi chất liệu khác, Cotton cũng có ưu điểm và nhược điểm.
Về ưu điểm, vải Cotton đem lại sự thoáng mát, thoải mái cho người mặc bởi khả năng hút ẩm, thấm mồ hôi cao.
Nhược điểm của chất liệu Cotton là khá cứng, thường chỉ thích hợp với nam giới. Để khắc phục tình trạng này, người ta đa pha thêm sợi Spandex vào để vải trở nên mềm mại hơn, thích hợp với cả phái nữ. Bên cạnh đó, do làm từ 100% chất liệu thiên nhiên nên giá thành của những bộ trang phục Cotton khá cao, không thích hợp với tất cả mọi người.
Phân loại và Cách nhận biết.
Đừng cho rằng cứ là vải Cotton thì đều có 100% là Cotton cả nhé. Thông thường, không phải loại vải Cotton nào cũng có 100% thành phần là bông.
Nhà sản xuất có thể thêm các thành phần khác để tạo độ bóng, độ mềm hay giảm giá thành sản phầm.
Dựa trên thành phần cấu tạo, vải Cotton được chia làm 3 loại:
- 100 % Cotton
- Cotton 65/35 (CVC)
- Tixi (Cotton 35/65)
100% Cotton
Đây là chất liệu chỉ qua xử lý hóa chất để chống mốc, chống mục, không pha thêm bất cứ thành phần nào.
Cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, rất thích hợp với khí hậu nước ta song như đã nêu trên, loại vải này tương đối cứng và có giá thành cao, dao động từ 150 – 190 ngàn/kg tùy màu sắc và số lượng, nên không thích hợp sử dụng rộng rãi.

Những sản phẩm vải bằng cotton 100% hoắc có thể pha chất liệu 30% polyester có giá thành phải chăng hơn
Cotton 65/35 (CVC)
Loại vải này là sự kết hợp của 2 loại sợi PE và Cotton theo tỉ lệ 35% PE và 65% Cotton.
Nhờ sự kết hợp này mà Cotton 65/35 mà loại vải này có độ bền khá cao, co dãn và thấm mồ hôi rất tốt.
Giá cả của loại vải này rẻ hơn so với Cotton 100% song so với mặt bằng chung của các loại vải thì vẫn khá đắt do Cotton chiếm tỷ lệ khá lớn. Để mua được một kg vải này, bạn cần bỏ ra khoảng 120 – 150 ngàn đồng.
Tixi (cotton 35/65)
Vẫn là sự pha trộn giữa Cotton và PE, song với Tixi, thì tỉ lệ này là 35% Cotton và 65% PE. Với tỉ lệ này, vải vừa có sự mềm mại, vừa có độ “đứng” thích hợp. Đây là loại vải được sử dụng khá phổ biến trong may mặc khi sản xuất những chiếc áo thun.
Và với tỉ lệ pha như trên, hiển nhiên giá thành của chất liệu này cũng không quá đắt đỏ, và đa số người đều có thể sử dụng.
Với khoảng 105 ngàn, bạn có thể sở hữu 1kg vải thun rồi.
Phân biệt các loại vải cotton
Vậy làm thế nào để nhận biết vải Cotton? Hãy cùng CANIFA khám phá ngay sau đây:
Đầu tiên, bạn có thể quan sát bằng mắt. Thông thường, vải Cotton xịn rất dễ gấp vè vì thế hay xuất hiện các nếp gấp trên bề mặt, còn các loại ni-lon thì bạn không thể tìm thấy những nếp gấp.
Bên cạnh đó, khi sờ tay vào một miếng vải Cotton, bạn sẽ cảm thấy nó khá mềm mại những không lạnh.
Ngoài việc quan sát và sờ bằng tay, bạn cũng có thể lấy một mẫu vải nhỏ để đốt và xác minh. Nếu khi đốt ngọn lửa có màu hồng, khói xám, sau khi đốt không để lại nhựa thì là Cotton.

Không chỉ vậy, bạn cũng có thể phân biệt Cotton bằng khả năng thấm nước. Tỷ lệ Cotton trong vải càng cao tốc độ thấm nước càng nhanh.
Lời kết,
Vậy là bạn đã có tất tần tật những thông tin về vải Cotton rồi đấy. Bạn truy cập vào cửa hàng vải tìm hiểu thêm chất liệu cotton và thêm nhiều màu sắc lựa chọn nhé.
Chúc bạn chọn được những bộ đồ ưng ý bằng chất liệu này nhé.